SAC DEP HOA ANH DAO

Con đường Triết gia Tetsugaku no Michi

Du lịch Nhật Bản Cập nhật 22 tháng 06 889 lượt xem

Khi du lịch đến Kyoto, chắc chắn bạn không thể không ghé thăm Con đường Triết gia Tetsugaku no Michi. Đi bộ trên con đường này sẽ mang đến cho bạn cái nhìn thoáng qua về cuộc sống hằng ngày cũng như lịch sử của Kyoto. Tại Con đường Triết gia Tetsugaku no Michi bạn còn cảm nhận được không khí của bốn mùa, với hoa anh đào vào mùa xuân hay lá đỏ momiji vào mùa thu.

con-duong-triet-gia-1.jpg

Có gì ở Con đường Triết gia Tetsugaku no Michi?

Con đường được duy trì tốt ngay cả ở Kyoto, nơi rải rác các ngôi đền và đền thờ, và Con đường Triết gia được giới thiệu là một trong những điểm mà ngay cả những người mới bắt đầu cũng có thể dễ dàng ghé thăm.

Con đường Triết gia là con đường dài 1,5km từ đền Nyakuoji (若王子神社) ở phía nam đến chùa Ginkakuji (Ngân Các Tự 銀閣寺) ở phía bắc. Nằm dọc theo kênh đào hồ Biwa, có nhiều ngôi chùa và đền thờ thanh tịnh, cũng như các cửa hàng lưu niệm và quán cà phê trang nhã nằm dọc theo con đường này.

Từ Ginkakuji, bạn có thể ghé thăm những đền, chùa nổi tiếng như chùa Nanzenji (Nam Thiền Tự 南禅寺), chùa Eikando (Vĩnh Quan Đường 永観堂, còn gọi là chùa Zenrinji: Thiền Lâm Tự 禅林寺) hay đền Honenin (Pháp Nhiên Viện 法然院). Vào mùa xuân hoa anh đào nở rộ khiến khách bộ hành cảm thấy như đang đi dưới một đường hầm vậy. Con đường này tràn ngập bầu không khí trong lành giúp thư thả tinh thần và là nơi tản bộ yêu thích của nhiều văn nhân, triết gia.

con-duong-triet-gia-2.jpg

Con đường Triết gia được xây dựng khi nào?

Sau khi kênh đào Biwa được hoàn thành vào năm Minh Trị thứ 23 (năm 1890) nhằm mục đích phục hưng Kyoto, thì Con đường Triết gia cũng được xây dựng lên. Kênh đào hồ Biwa là không thể thiếu trong quá trình hiện đại hóa Kyoto.

Ban đầu, nó đơn giản chỉ là một con đường, người ta trồng cỏ lên để dễ đi lại hơn. Tuy nhiên, dần dần có nhiều người đến tham quan và đi dạo hơn, đến thời Minh Trị, những văn nhân cũng bắt đầu đến và sinh sống ở khu vực xung quanh. Người dân địa phương hẳn cũng muốn đặt cho con đường tuyệt đẹp này một cái tên có giá trị, vậy nên kể từ thời điểm này, Con đường Triết gia được gọi là Con đường của các văn nhân (Bunjin no Michi). Chỉ với cái tên Con đường của các văn nhân thôi cũng tạo cảm giác rằng đây là một con đường đặc biệt rồi đúng không?

Người ra cho rằng một trong những lý do khiến những triết gia hay văn nhân dần tụ tập lại đây là vì con đường nằm gần Đại học Kyoto và nhiều ngôi chùa nổi tiếng, và nơi đây cũng yên tĩnh phù hợp với giới văn nhân.

Cho đến năm 1972, con đường chỉ trải cỏ này được cải tạo thành đường cấp phối (được tạo ra bởi đá, sỏi và cát). Tuy nhiên, dù là cỏ hay đá và sỏi thì đều sẽ gây khó khăn khi đi lại vào những ngày mưa hay tuyết rơi vì dễ gây trơn trượt. Vậy nên, vào năm 1978, con đường này đã được lát đá để khách thăm quan có thể đi lại dễ dàng và tiện lợi hơn.

con-duong-triet-gia-3.jpg

Vì sao gọi là con Con đường Triết gia?

Khoảng thời gian tiếp theo, nhiều người đã nhìn thấy Kitaro Nishida, giảng viên tại Đại học Kyoto và là một triết gia nổi tiếng của Nhật Bản (người sáng lập ra Trường phái triết học Kyoto), với dáng vẻ đăm chiêu suy nghĩ khi đi dạo trên con đường này nên đã đổi tên thành Con đường Triết gia hay Con đường Tư duy.

Vào năm 1972, cùng với việc thúc đẩy phong trào bảo tồn của địa phương, con đường này đã chính thức được gọi bằng cái tên Con đường Triết gia. Vì là nhà triết học bắt nguồn cho tên gọi của con đường, nên vào năm 1981, người ta đã cho dựng một tấm bia đá có khắc bài thơ do chính Kitaro Nishida sáng tác ngay giữa con đường.

Ngày 10/8/1987, Con đường Triết gia được bình chọn là một trong "100 con đường tốt nhất ở Nhật Bản".

Hiện nay, khu vực này là nơi tập trung của nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng với Con đường Triết gia là nơi kết nối những địa điểm đó. Cách tốt nhất để tham quan và trải nghiệm con đường này, bạn sẽ khởi hành từ đền Yasaka (nằm ở khu phố Gion), sau đó từ Nanzenji đi dọc con đường để đến chùa Ginkakuji.

con-duong-triet-gia-4.jpg

Nguồn: http://kaizen.vn/vuon-uom-nhan-tai/chi-tiet/6232-con-duong-triet-gia-tetsugaku-no-michi.html

Yêu Cầu Thông Tin

Timeout ! Get new captcha