Nhắc đến Nhật Bản, hẳn ai cũng sẽ nói đến đầu tiên chính là ngọn núi Phú SĨ. Ngọn núi này được xem như biểu tượng thiêng liêng, nó có mặt trong mọi hoạt động đời thường của người Nhật. Núi Phú Sĩ nằm ở ranh giới giữa hai vùng Shizuoka và Yamanashi. Núi cao 3.776.24m, ngọn núi cao nhất Nhật Bản. Được tuyết bao phủ quanh năm, là địa điểm lý tưởng mà mọi du khách đều muốn đến một lần khi đặt chân tới nước Nhật.
Đây được xem là ngọn núi tự nhiên ở Nhật Bản, thuộc tình Tottori. Nơi đây được phủ tuyết từ tháng 11 đến tháng 4. Để so sánh thì hẳn ngọn núi này sẽ được đánh giá là ngọn núi Phú Sĩ thứ 2, nó cao 1.729m. Cao nhất vùng Chugoku.Ngọn núi từ lâu đã được xem là hiểu tượng tinh thần và trung tâm thờ phượng núi. Trên núi có đền Daisenji, bao quanh đền là cây cối rậm rạp, hùng vĩ. Từ đền này, chúng ta có thể leo lên núi thông qua con đường mòn.
Ở đây có rất nhiều đỉnh núi cao. Cao nhất là đỉnh Kengamine ( 1729m ). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của động đất mà núi bị sạt lở, hiện đã bị đóng cửa và cấm các hoạt động leo trèo lên núi này.
Là ngọn núi được hình thành từ nham thạch, thuộc nhóm núi lửa Nipesotsu-Maruyama, là ngọn núi lửa nằm ở phía Bắc Nhật Bản. Nơi đây thu hút lượng khách du lịch đông đảo mỗi năm.
Núi Alps nằm tại tỉnh Nagoya, là dãy hợp nhất ba dãy núi ở Chubu lại với, dãy Alps Bắc ( núi Hida ), Alps Trung Tâm (Kiso), Alps Nam (Núi Akaishi). Trên Alps có một số đỉnh núi cao. Trong đó, Hida là dãy núi duy nhất có núi lửa hoạt động.
Núi Kuju là một phần của vườn quốc gia Asokyu, nơi có những đỉnh núi cao nhất đảo Kyushu. Nơi đây, sẽ trở nên lý tưởng để ngắm mùa thu, đặc biệt là cuối tháng 10 đến giữa tháng 11, các đỉnh của dãy núi Kuju sẽ bị phủ tuyết từ giữa tháng 12 đến tháng 3.
Là ngọn núi lửa hoạt động ở tỉnh Aso thuộc tỉnh Kumamoto. Asogodake là ngọn núi trung tâm, cũng được xem là ngọn núi lửa lớn nhất thế giới với miệng núi lửa cực lớn. Mùa hè nơi đây thu hút khá nhiều lượt khách tham quan và có những chuyến chinh phục núi, tuy nhiên, điều này sẽ có những quy định riêng vì ảnh hưởng của núi lửa.
Nguồn: monnhatban.com
Link: http://www.monnhatban.com/dulich/kienthucvedulich/ve-dep-nui-non-hung-vi-o-xu-so-phu-tang