SAC DEP HOA ANH DAO

6 ĐIỀU KHIẾN BẠN SHOCK TOÀN TẬP KHI ĐẶT CHÂN ĐẾN NHẬT BẢN

Văn hóa Nhật Cập nhật 08 tháng 05 865 lượt xem

Nhật Bản được biết đến là một đất nước văn minh, lịch sự hàng đầu thế giới. Nhưng khi sang Nhật, bạn sẽ cảm thấy Shock và phải trầm trồ thán phục bởi sự trật tự, nghiêm túc ở nơi đây.

Hoàn toàn không có tiếng còi xe

Ở Việt Nam, chỉ cần bạn đi ra khỏi nhà thì hầu như sẽ nghe những tiếng inh ỏi của còi xe máy, ô tô để cảnh báo người khác, để thúc giục người trước đi nhanh…Còn ở Nhật Bản còi xe chỉ được người Nhật sử dụng để cảnh báo trong trường hợp có nguy cơ va chạm hoặc người phía trước quên không đi khi đèn đã xanh và những đoạn đường có biển báo bấm còi ở những đoạn đường khuất tầm nhìn. Ở một thành phố thuộc loại đông đúc náo nhiệt nhất thế giới mà không hề nghe tiếng còi khi xe lưu thông trên đường. Một lý do đơn giản là mọi người đều tuyệt đối chấp hành luật giao thông và nhường nhau khi tham gia giao thông và tất nhiên cảnh giành đường hay lấn tuyến rất ít khi diễn ra.

tokyo-290980_a8532f8d01df4bd596f01353a9f

Bồn cầu thông minh

Các toilet ở Nhật đa số đều có thêm những chức năng tiện dụng cho người dùng. Bên cạnh những loại có chức năng căn bản là một vòi rửa phun nước ấm cho một người thì còn có nhiều phiên bản nâng cấp hơn với các chức năng tân tiến hơn như massage bàn tọa, khử mùi, sấy, sưởi ấm, thậm chí “chất” hơn là có… nhạc. Nhiều khách du lịch sau khi dùng đã đâm ra nghiện những chiếc bồn cầu vui nhộn này. Với một loạt các nút bấm, có thể bạn sẽ rất bối rối khi lần đầu sử dụng bồn cầu tại Nhật Bản đấy.

reuters_ddqc_21e7836921e84f1bb496257d224

Khăn giấy phát trên đường

Khi đi bộ trên đường phố Nhật Bản, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh của những người cầm trên tay rất nhiều khăn giấy và phát miễn phí cho người đi đường. Đó không phải là sản phẩm dùng thử của một hãng khăn giấy nào mới đâu mà thật ra các công ty đã khôn khéo dùng những túi khăn giấy này để quảng cáo cho công ty mình. Mỗi năm Nhật Bản tốn khoảng 100 tỉ yên (gần 1 tỉ đô la) cho 5 tỉ túi khăn giấy. Đây chính là cách mà người Nhật phát tờ rơi vì họ sẽ kèm theo tờ rơi những bịch khăn giấy. Ở Nhật, một ngày bạn chỉ có thể phát tối đa 300 tờ rơi mà thôi, vì người Nhật nếu không quan tâm thì sẽ không lấy vì họ không muốn xả rác hay đọc những thông tin vô ích.

anh12_419a67092d904066b6ea9012abf163aa_g

Các quầy rau tự quản

Ở những vùng quê Nhật Bản, bạn có thể dễ dàng bắt gặp những chiếc kệ đựng rau quả không có người quản lý. Việc của bạn chỉ là chọn loại rau củ mình cần và để tiền lại. Các du khách nước ngoài đều rất ngạc nhiên và tỏ ra thích thú với hình thức buôn bán dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau của người dân nơi đây.

quay-rau-selfservice-jpg-3652-1503477436

Tiếp viên thang máy

Đất nước Nhật Bản tại những cửa hàng bách hóa trung tâm mua sắm luôn có những tiếp viên thang máy trong bộ đồng phục chỉnh chu như tiếp viên hàng không cùng với những nghi lễ, lễ phép lời chào thân thiện tới hành khách khi sử dụng thang máy. Ở mỗi tầng mỗi khu trọng điểm sẽ được phân công một cô gái xinh đẹp thân thiện chức vụ là “tiếp viên thang máy” với trọng trách bên cạnh thể hiện sự mến khách ngoài ra tiếp viên thang máy còn có nhiệm vụ cao cả trong việc hướng dẫn hành khách khi sử dụng thang máy đúng cách giúp đỡ những người tàn tật, khiếm thị sử dụng thang một cách dễ dàng giúp họ tự tin hơn khi sử dụng thang không còn mặc cảm hay e ngại khi phải làm phiền tới người lạ.

japan-architecture-conservation_w4256_40

Học sinh Nhật chịu rét rất giỏi

Mùa đông trời rất lạnh mà thấy các em bé, nữ sinh ở Nhật mặc quần cộc váy ngắn là chuyện rất bình thường. Rất ngạc nhiên, tôi hỏi các bạn ở đây và được học cho biết việc họ mặc quần sooc, váy ngắn như vậy là để rèn luyện sức khỏe, sức đề kháng cho bản thân. Dù trời có lạnh đến mấy, thậm chí cả trong ngày tuyết rơi thì họ vẫn phải mặc quần sooc. Bởi vì, khả năng chịu đựng là điều rất cần thiết, mang tính sống còn ở một đất nước có nhiều thiên tai và khí hậu khắc nghiệt như Nhật Bản.

20140208-tuyetroi01_c010c10a517d45eab655

Nguồn: http://seishin.vn/blogs/news/6-dieu-khien-ban-shock-toan-tap-khi-dat-chan-den-nhat-ban