Gia đình truyền thống Nhật Bản là một hình mẫu gia trưởng với nhiều thế hệ cùng chung sống trong một ngôi nhà và mối quan hệ, giúp đỡ lẫn nhau giữa những người cùng huyết thống rất mật thiết. Mỗi thành viên trong gia đình, tuỳ theo tuổi tác và giới tính, có một địa vị nhất định, cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ gia đình. Tuy vậy, từ Chiến tranh thế giới thứ hai đã có những thay đổi lớn. Dòng người rời bỏ nông thôn ra thành phố đã làm cho mô hình gia đình lớn tan rã, thay thế bằng gia đình hạt nhân và các ngôi nhà nhỏ được xây dựng ngày một nhiều.
Gia đình tại Nhật Bản
Vấn đề hôn nhân của người Nhật cũng là vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Nhưng ở Nhật sẽ có những thanh niên tự mình đi xem mắt, hoặc tìm đến trung tâm giới thiệu hôn nhân, bố mẹ sẽ không đi xem mặt thay cho con.
Đối với vấn đề quan trọng nhất là nhà cửa, ở Nhật, các con kết hôn cũng không cần bố mẹ chuẩn bị. Theo khảo sát của Hội sinh viên trường đại học Tokyo, khi các thanh niên ở độ tuổi 20-30 kết hôn, chỉ có 5% số người có thể mua được nhà. Tỷ lệ thuê nhà cao đến 85%, còn số người sống trong ký túc xá công ty hoặc sống cùng bố mẹ chiếm 10%.
Cũng có nghĩa là, ở Nhật khi kết hôn, nhà của các con không phải là vấn đề mà bố mẹ phải suy nghĩ đến. Bản thân các con thu nhập bao nhiêu thì thuê căn nhà bấy nhiêu. Theo chế độ thuế của Nhật, bố mẹ mua nhà tặng cho con thuộc vào hành vi “cho tặng”, cần phải trả “thuế cho tặng” rất cao. Được biết, thuế cho tặng của một căn nhà có giá hơn 10 triệu Yên là 50%. Chính vì vậy tiền của bố mẹ là tiền của bố mẹ, tiền của con là của con. Nếu các con muốn vay tiền của bố mẹ thì phải viết giấy mượn và ký tên.
Luật pháp của Nhật quy định, tiền dùng cho việc học tập của con thì không bị đánh thuế. Nhưng nếu sau khi con trưởng thành, nếu phát sinh khoản tiền lớn thì phải đăng ký với cục thuế, nếu không thì sẽ gặp phiền phức.
Kết hôn
Ở Nhật, nuôi con là việc của bố mẹ, không phải là việc của đời trước. Sau khi sinh con, ông bà nội ngoại thường sẽ không giúp chăm cháu. Cũng vì vậy mà rất nhiều nhân viên công sở sau khi kết hôn, hoặc là lựa chọn sinh con muộn, hoặc nếu sinh con rồi thì phải lập tức nghỉ việc. Họ thường đảm nhiệm các công việc của gia đình, không cần phải thuê người giúp việc. Các bà vợ thường nắm hầu bao gia đình và quyết định khoản tiền tiêu vặt hàng tháng của chồng. Vậy nhưng cả vợ lẫn chồng thường có tài khoản bí mật để chi tiêu vào việc riêng của mình.
Bố mẹ sẽ là người chăm sóc con cái chứ không phải ông bà
Nhật Bản còn có 4 ngày lễ để hiếu kính với bố mẹ. Một là Ngày của Mẹ, hai là Ngày của Cha, còn có Tết Trung Nguyên vào tháng 7, ngày cuối năm vào tháng 12. Khi đến 4 ngày lễ này, các con thường sẽ biếu quà cho bố mẹ để bày tỏ sự hiếu kính. Lúc này bố mẹ cũng thường sẽ làm những món đặc sản quê mà các con thích ăn.
Ngoài ra, con cái ra ngoài làm việc sau khi lớn, ít nhất mỗi năm có hai kỳ nghỉ để về thăm bố mẹ. Một là năm mới, hai là ngày Vu Lan vào giữa tháng 8, những ngày này họ có thể về nhà đoàn tụ cùng người thân.
Ngày lễ của bố mẹ
Nguồn: https://chaonhatban.vn/gia-dinh-truyen-thong-nhat-ban/