SAC DEP HOA ANH DAO

Khám phá những cách mặc kimono khác nhau giữa nam và nữ

Văn hóa Nhật Cập nhật 03 tháng 12 2654 lượt xem

Mỗi đất nước, mỗi dân tộc lại có một trang phục truyền thống riêng. Nói đến Kimono là người ta nghĩ ngay đến xứ  Phù Tang và ngược lại. Kimono độc đáo nhất trong các  trang phục của Nhật Bản do cách mặc kimono sẽ khác nhau giữa nam và nữ.

Cùng tìm hiểu sự khác nhau giữa kimono nam và nữ nhé các bạn.

Đối với Kimono dành cho nam giới và nữ giới có những điểm khác biệt riêng. Kimono nam giới được may thêm quần chẽn ở bên trong. Các võ sĩ đạo đã tạo ra một bộ y phục Kimono riêng khi lên võ đài với tên gọi là Hakama. Hakama có các nếp gấp mang ý nghĩa tôn vinh tinh thần võ sĩ đạo.

Kimono nam có 5 nếp gấp đằnh trước, và 2 nếp gấp đằng sau. Mỗi nếp gấp đều có một ý nghĩa riêng. Đó là “Yuki”-lòng quả cảm; “Jin”-lòng nhân ái; “Gi”-sự công bằng, chính trực; “Rei”-sự lịch thiệp, lễ độ; “Makoto”-sự chân thành; “Chugi”-tính cống hiến, “Meiyo”-phẩm giá và danh tiếng. Obi của nam giới có thể chia ra làm hai loại: Kaku và Heko. Kaku Obi được làm từ vải cotton cứng, rộng khoảng 9 cm. Heko Obi làm từ các chất liệu mềm hơn, và thường sử dụng vải lụa nhuộm. Bên cạnh đó, trang phục của nam giới không có họa tiết hoa văn nhiều; thay vào đó là một màu tối và có in gia huy của dòng họ. Màu đen sẽ là sự lựa chọn cho nam giới. Theo họ, màu đen là biểu tượng cho sự sang trọng.

Về trang phục kimono dành cho phụ nữ Nhật Bản cũng có nhiều sự khác biệt. Trang phục của phụ nữ thì có các họa tiết hoa, lá, cành, các biểu tượng đặc trưng của thiên nhiên.  Kimono dành cho phụ nữ thường chỉ có 1 kích thước duy nhất; bởi vậy người mặc cần phải bó y phục sao cho phù hợp với thân người. Thiết kế của bộ Kimono cũng hết sức đặc biệt và độc đáo. Nó gồm 8 mảnh ghép với nhau cho phép điều chỉnh kích cỡ phù hợp với người mặc. Do vậy, kích thước không phải là yếu tố quan trọng trong việc may một bộ Kimono; và đôi khi một bộ Kimono gắn bó với chủ nhân của nó suốt cả cuộc đời.

 

Vào thời Edo (1603-1868), cùng với sự ra đời của thắt lưng Obi, Kimono đã có một thay đổi lớn. Chiếc thắt lưng Obi không chỉ giúp tạo sự gọn gàng, mà còn có tác dụng trang trí, mang tính thẩm mỹ rất cao , tôn thêm dáng vẻ của bộ trang phục cũng như người mặc nó. Để tạo thành một chiếc thắt lưng Obi cũng cầu kỳ không kém việc may một bộ Kimono. Và thắt lưng Obi đã trở thành một thứ không thể thiếu được của Kimono, cùng với các phụ kiện khác như dây “Koshi-himo”, dây “Date-jime”, dây “Obijime”, nơ bướm “Chocho” trâm cài đầu, guốc gỗ…

 

Bên cạnh đó, có hơn 300 kiểu Obi khác nhau, nhưng có hai kiểu phổ biến nhất : kiểu “Taiko” giống như hình trụ đai ngang của cái trống, là kiểu truyền thống nhất thường sử dụng cho các phụ nữ đã có gia đình, và kiểu “Fukura suzume” giống như hình con chim sẻ thường sử dụng cho các phụ nữ chưa kết hôn.

Như vậy, kimono nam và nữ khác nhau rất nhiều về cách mặc. Dù là cách mặc nào đi chăng nữa thì kimono vẫn luôn đẹp và tôn lên dáng vẻ của người mặc. Đây quả là một trang phục truyền thống độc đáo của người dân xứ sở hoa anh đào.

Nguồn: ntc-kimono.com