SAC DEP HOA ANH DAO

Koinobori – Lễ hội cờ cá chép dành riêng cho bé trai Nhật Bản

Văn hóa Nhật Cập nhật 01 tháng 10 1005 lượt xem

Khi đến Nhật Bản vào khoảng thời gian từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 5, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh các loại cờ cá chép đầy màu sắc được treo khắp đường phố của đất nước này. Đây chính là một phần của hoạt động để chào đón ngày lễ Koinobori – Lễ hội dành cho các bé trai với mong muốn các bé lớn lên khỏe mạnh, kiên cường và thành công.

Nguồn gốc và ý nghĩa

le-hoi-co-ca-chep

Nguồn gốc, tên gọi lễ hội Koinobori

Koinobori là một lễ hội đã được tổ chức tại Nhật Bản từ hàng ngàn năm trước và được sử sách ghi lại là xuất hiện từ thời Edo (1063 – 1868). Lễ hội này được gọi là Koinobori bởi vì thứ không thể thiếu trong lễ hội này chính là cờ cá chép.

Trong phiên âm tiếng Nhật, Koi có nghĩa là cá chép. Ở Việt Nam, đối với những người chơi cá cảnh thì chắc hẳn cùng sẽ biết rằng cá Koi còn có một tên gọi khác đó là cá chép Nhật. Vì thế mà cái tên Koinobori trong phiên âm tiếng Nhật chính là cờ cá chép.

Ý nghĩa lễ hội Koinobori

Sở dĩ người ta sử dụng cờ cá chép trong ngày lễ Koinobori là bởi vì có ảnh hưởng từ truyền thuyết cá chép hóa rồng cổ xưa của Trung Quốc. Hình ảnh cá chép hóa rồng đã trở thành một biểu tượng cho lòng dũng cảm, sức mạnh vượt qua mọi khó khăn để đạt được thành công. Vì thế mà người Nhật cũng mong muốn những bé trai giống như loài cá chép vậy, khi trưởng thành sẽ thuận lợi vượt qua mọi khó khăn, vượt qua ngũ môn để hóa thành rồng.

Bên cạnh đó, cá chép chính là một loại cá rất kiên cường vì dù bị bắt hay đem đi nấu sống thì nó cũng không dãy dụa quá nhiều như những loài cá khác, đức tính này thể hiện lên sự mạnh mẽ và không sợ hãi khi đối mặt với cái chết, đây cũng là điều mà người Nhật mong muốn gửi gắm đến thế hệ non trẻ tương lai.

Lễ hội cờ cá chép Koinobori Nhật Bản được tổ chức khi nào?

thoi-gian-dien-ra-le-hoi

Thời gian diễn ra lễ hội

Thời gian diễn ra lễ hội dành cho các bé trai ở Nhật Bản diễn ra vào ngày tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 hàng năm. Tuy ngày mùng 5 tháng 5 mới là ngày lễ Koinobori chính thức nhưng ở nhiều nơi tại đất nước Nhật Bản, người ta đã tiến hành treo cờ cá chép từ đầu tháng 4 cho đến giữa tháng 5 mới tháo xuống.

Song song với lễ hội thả diều

Một điều đặc biệt nữa đó là thời gian diễn ra lễ hội Koinobori trùng với lễ hội thả diều ở Nhật Bản. Sự song hành của hai lễ hội lớn này cũng là điều đã thu hút rất nhiều du khách đến Nhật Bản để chiêm ngưỡng vẽ đẹp của những chiếc đèn lồng cá chép và hàng trăm cánh diều với đủ loại màu sắc, hình dáng đang tô điểm cho bầu trời xanh trong của Nhật Bản.

Lễ hội cờ cá chép Koinobori Nhật Bản có gì đặc sắc?

treo-den-long-ca-chep

Treo đèn lồng cá chép – Biểu tượng của lễ hội Koinobori

Như cái tên của nó, điểm đặc biệt nhất của lễ hội Koinobori đó chính là đèn lồng cá chép. Theo đó, những chiếc đèn lồng cá chép trong lễ hội dành cho các bé trai Nhật Bản thường được làm bằng vải, bên ngoài được trang trí vô cùng sặc sỡ với 5 màu sắc chủ đạo là đỏ, đen, xanh lá, xanh lam và xanh tím. Cờ cá chép được tạo hình giống y như cá chép thật với thân mình rỗng và miệng được gắn với một vòng tròn giúp cờ có thể đón gió và bay lên.

Ở Nhật cờ cá chép có rất nhiều kích thước từ loại nhỏ vài chục cm đến loại lớn dài 10m. Tuy nhiên, kích thước cờ cá chép phổ biến nhất vẫn là loại cờ có chiều dài khoảng 1.5m, cũng có một loại cờ cá chép lớn nhất được biết đến đó là cờ cá chép dài 100m, nặng 350kg được làm bởi một xưởng làm cờ cá chép thủ công ở Kazo, tỉnh Saitama.

Tầm đầu tháng 4, khi đến Nhật Bản chúng ta có thể thấy nhiều gia đình bắt đầu treo cờ cá chép bằng một cây sào dài ở trước cổng. Theo đó, tùy vào số lượng bé trai của các nhà mà lượng cờ cá chép sẽ nhiều hay ít, nhưng thông thường mỗi nhà sẽ treo từ 3 – 5 cờ. Ngoài ra, bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh cờ cá chép tại bất cứ đâu ở Nhật Bản vào khoảng thời gian của lễ hội, từ các bờ sông, trên cánh đồng hay trên các đường phố, tạo thành một cảnh tượng vô cùng đẹp mắt.

Làm những món bánh truyền thống trong lễ hội Koinobori

Tại lễ hội Koinobori, người Nhật thường làm các món bánh truyền thống như Obento, Mochi hay các món bánh có hình cá chép để mời khách khi họ tới nhà thăm. Trong khoảng thời gian này, các bé trai sẽ mời bạn bè đến nhà chơi, ăn các món bánh nhà làm và khoe về những chiếc đèn lồng cá chép xinh đẹp của nhà mình.

Các địa điểm ngắm cá chép Koinobori tuyệt nhất xứ anh đào

noi-to-chuc-le-hoi

Đàn cờ cá chép Koinobori 333 tại Tokyo Tower, Tokyo

Một khi đã đến Nhật Bản để tham dự lễ hội Koinobori thì không thể bỏ qua địa điểm ngắm nhìn cờ cá chép Koinobori tuyệt đẹp tại Tháp Tokyo. Tokyo Tower cao 333m và sẽ được trưng bày 333 đèn lồng cá chép trong khoảng thời gian từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 5. Ngoài ra, 333 đèn lồng cá chép cũng sẽ được thắp sáng hàng ngày từ 17h – 23h, vì thế đừng bỏ lỡ khung cảnh tuyệt vời này nhé.

Lễ hội Koinobori no Sato, tỉnh Gunma

Lễ hội Koinobori ở tỉnh Gunma từng nhận được chứng nhận Guiness thế giới vào tháng 5 năm 2005 vì cảnh tượng những cờ cá chép bay được thắp sáng vào ban đêm được treo dọc theo bờ sông Tsuru Udagawa như một dải ngân hà với hằng hà sa số các chữ có hình dạng, màu sắc tỏa sáng khác nhau, thật là một cảnh tượng không thể bỏ lỡ.

Cờ cá chép trên sông Niyodogawa, tỉnh Kochi

Tại đây, bạn có thể thuê thuyền dạo trên sông và ngắm nhìn những chiếc cờ cá chép tung bay trong gió được treo ngang sông. Sự kiện này kéo dài từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 5.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn đọc có được nhiều thông tin bổ ích và thú vị về Koinobori – lễ hội cờ cá chép dành riêng cho bé trai Nhật Bản.

Theo We Xpats

Link: https://we-xpats.com/vi/guide/as/jp/detail/7942/