SAC DEP HOA ANH DAO

Lễ hội ‘bắt nạt con nít’ kỳ lạ chỉ có tại Nhật Bản vào đầu xuân

Văn hóa Nhật Cập nhật 14 tháng 01 933 lượt xem

Nhật Bản là một đất nước có nền văn hóa độc đáo, ít bị pha trộn với những nền văn hóa khác nên vẫn giữ nguyên được những nét văn hóa rất riêng của mình. Đó là văn hóa ẩm thực, văn hóa tâm linh, các lễ hội… Nói đến các lễ hội, ở Nhật Bản mỗi năm có vô vàn các lễ hội diễn ra. Nhật Bản nổi tiếng bởi những lễ hội kỳ lạ. Một trong số đó là lễ hội NakiZumou Matsuri hay Bé khóc cùng Sumo. Đây là một lễ hội có truyền thống lâu đời với lịch sử hơn 400 năm với tên tiếng Anh là Baby Sumo Cry.

Đây là một lễ hội hết sức đặc biệt của người Nhật Bản, người ta tương truyền có rất nhiều giã thuyết khác nhau về lễ hội kỳ lạ này. Nó ra đời vào thời kỳ Edo (1603 - 1867) và vẫn tồn tại đến ngày nay bất chấp những lời phê bình và tranh cãi thường nổ ra quanh nó. Lễ hội đặc sắc ngay từ tên gọi của nó “Sumo dọa trẻ con” lễ hội mang tính hài hước và kì lạ về cách tổ chức và ý nghĩa của nó. Điều đặc biệt nhất là ba mẹ của chúng không xót mà lại chính tay ẳm chúng đưa cho các sumo hù dọa cho đến khi chúng òa khóc bé nào khóc lơn nhất sẽ thắng.

Mỗi năm có từ 50 – 100 bé tham gia dự thi, nằm trong độ tuổi từ 6 đến 18 tháng tuổi. các em nhỏ mặc những bộ áo truyền thống, đeo dây lưng , do hai võ sĩ sumo bế và đứng đối diện nhau. Lúc bắt đầu phần thi, hai sumo bế hai đứa bé đứng đối diện nhau. Trọng tài sẽ hô to “Naki! Naki! Naki!” (Khóc đi! Khóc đi! Khóc đi) để cổ vũ trong khi các sumo sẽ làm mọi cách để đứa trẻ có thể khóc như làm mặt dữ dằn, dọa,… Nếu bé không khóc, thậm chí cười, thì lúc này sẽ có một nhà sư mang mặt nạ quỷ dọa cho bé khóc thét lên mới thôi. Trọng tài sẽ quyết định ai là người thắng dựa vào việc người nào làm cho đứa trẻ khóc trước. Trong trường hợp hai đứa trẻ cùng khóc thì trọng tài sẽ căn cứ vào tiếng vang, rõ ràng hơn để quyết định.

Nếu như những người mẹ luôn muốn những đứa con của mình ngoan, ít khóc thì lễ hội này lại mong muốn tìm ra đứa trẻ khóc to nhất, dai nhất. Sở dĩ có sự lạ lùng như vậy là do, người dân Nhật Bản quan niệm rằng, một đứa trẻ khóc to sẽ khỏe mạnh, lớn lên tự tin và nanh hơn những đứa trẻ không khóc. Bình thường, tiếng trẻ con khóc thét sẽ làm các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng, khó chịu nhưng trong lễ hội Nakizumo, họ mong con mình òa khóa đầu tiên hoặc gào khóc to nhất, lâu nhất, vì tin rằng đó là một điềm lành. Những đứa trẻ như thế được coi là khỏe mạnh nhất. Theo quan niệm tâm linh, họ cho rằng tiếng khóc của trẻ con sẽ xua đuổi ma ‘quỷ trong người đứa bé để đứa bé lớn lên khỏe mạnh. Vì thế, họ có câu: “ trẻ càng khóc, càng lớn nhanh”.

Các võ sĩ sumo ôm bọn trẻ trong vòng tay khổng lồ, lắc nhẹ và lên giọng gầm gừ để đứa bé sợ quá bật khóc. Có người còn phải đeo mặt nạ quỷ và làm các hành động đáng sợ để mong các em bé sẽ khóc thật lớn. Nhóc con nào òa khóc đầu tiên sẽ là người chiến thắng cuộc thi. Sau một lúc, nếu các cô, cậu tí hon vẫn lì lợm không đổ lệ, một vị trọng tài sẽ xuất hiện, đeo mặt nạ truyền thống hoặc hóa trang theo phong cách dữ tợn, chạy đến trước mặt đứa trẻ, hú hét, dọa nạt để khiến nó òa khóc. Ở Nhật Bản, lễ hội dọa khóc trẻ con được tổ chức khắp mọi miền đất nước với phong tục, luật lệ biến đổi tùy theo từng vùng. Ở một số nơi, đứa trẻ đầu tiên òa khóc, lại trở thành người thua cuộc.

Người ta tin rằng tiếng khóc của bọn trẻ con có thể xua đuổi quỷ dữ và bảo vệ những đứa trẻ sơ sinh khỏi những điều xấu.Lễ hội thường niên này được tổ chức tại các đền, chùa và miếu. Một trong những nơi thu hút nhiều người tới nhất là đền Kamitori Maekawa ở Yokohama. Thời gian diễn ra sự kiện trùng với Ngày trẻ em ở Nhật Bản.Nghi lễ này được người Nhật tin tưởng và giữ gìn qua nhiều thế hệ. Họ cho rằng đây là cách xua đuổi tà ma, đem lại sức khỏe cũng như may mắn cho em bé.

Nguồn: monnhatban.com