SAC DEP HOA ANH DAO

Một số quy tắc cơ bản khi sang Nhật Bản mà chúng ta nên biết

Tin tức tổng hợp Cập nhật 20 tháng 09 702 lượt xem

Mỗi đất nước trên thế giới này đều có những nét văn hóa, quy tắc riêng của từng nơi/ Người ta có câu "nhập gia tùy tục" quả luôn luôn đúng phải không nào? Hôm nay, monnhatban.com xin phép bật mí với bạn đọc một số quy tắc tưởng chừng đơn giản nhưng lại chẳng mấy ai biết khi bước chân tới đất nước Nhật Bản, nào, cùng nhau theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về những quy tắc khi sang Nhật để tránh sự bỡ ngỡ nhé các bạn !

1. Kỹ năng khi tặng hay đưa danh thiếp

quy-tac-khi-sang-nhat

Danh thiếp là một phần thể hiện bản thân của ai đó. Ở Việt Nam nếu muốn gửi danh thiếp cho ai đó chúng ta có thể không coi trọng việc phải đưa như thế nào. Nhưng tại Nhật, khi nhận (hay đưa) mỗi chiếc danh thiếp chúng ta phải dùng hai tay và đối mặt với người khác, sau đó nhìn vào tấm thiệp trước khi đẩy nó đi.

Khi nhận danh thiếp nên nở nụ cười thật tươi và có ánh mắt thiện cảm trìu mến hướng về người tặng hay người nhận để thể hiện sự chân thành, tấm lòng của mình đối với họ.

2. Chấm một phần miếng sushi vào nước tương đậu

Trong các bữa ăn tại Nhật, nếu hôm nào đó bạn được ăn món sushi mà là một vị khách thì các bạn cần phải đặt miếng sushi ngược và chấm một phần vào nước tương. Trong quá trình làm việc này, các bạn nên hết sức từ tốn vì nếu vội vàng và không cẩn thận thì miếng sushi sẽ rơi cả miếng vào nước tương đậu. Và đây là hành động xúc phạm đầu bếp.

3. Trong bữa ăn

Theo đạo Phật, khi chọc đũa và phần cơm trong bát đồng nghĩa với việc bạn đang dâng cơm cho người chết. Thay vào đó, hãy đặt đôi đũa nằm ngang so với bát cơm, hoặc để đũa lên một cái đế đỡ đũa riêng (ở Nhật họ bán riêng những đế đựng đũa trong bữa cơm rất nhỏ nhắn, xinh xắn)

Ăn hết các món là một cách thể hiện sự tôn trọng gia chủ. Nếu bạn để thừa có nghĩa là đầu bếp nấu tồi.

Không nên tự rót rượu cho mình mà phải rót mời người ngồi cạnh, hoặc người đối diện, và để họ rót vào ly của mình. Khẽ nâng ly khỏi mặt bàn khi được rót rượu.

Sụt mỳ thành tiếng không bị coi là vô văn hóa khi ăn mỳ ở Nhật. Thực tế là các quán mỳ ở Nhật lúc nào cũng tràn ngập âm thanh sì soạp đó.

4. Mặc Kimono

quy-tac-khi-sang-nhat

Nếu ở tại một khách sạn kiểu truyền thống ở Nhật, bạn sẽ được cung cấp một chiếc yukata hoặc một bộ kimono bằng chất cotton. Khi bạn mặc nó, cần phải chắc chắn gập theo đúng chiều từ trái qua phải. Cách gấp ngược lại chỉ dành cho xác chết.

5. Khi đến chơi nhà

Chủ nhà người Nhật thường yêu cầu khách để giầy ở ngoài trước khi vào nhà. Cần cởi giày khi vào nhà hoặc những nơi có nền gỗ, thảm cói…Bình thường bạn sẽ được đưa một đôi dép đi trong nhà (khác với loại đi trong toilet). Tuy nhiên, cũng cần tránh để đôi chân chạm đất trước khi bước vào nhà. Hành động này có thể mang theo những bụi bẩn, và như vậy là không tôn trọng chủ nhà.

6. Nhà tắm công cộng

Nhà tắm công cộng ở Nhật rất khác biệt so với những nơi khác đó là phòng nam – nữ tắm riêng để thể hiện sự tôn trọng những người khác giới. Phòng thay đồ luôn có rổ hoặc tủ để cất quần áo, và có chăn tắm, xà phòng và dầu gội đầu. Bạn có thể mang theo khăn mặt và dầu gội vào khu vực nhà tắm. Các vòi nước được gắn dọc theo tường. Khi đã tắm sạch, bạn phải xả sạch người rồi mới đi ra khu vực khác. Đừng gây sốc khi đi lại khắp nơi với xà phòng dính đầy người.

Nguồn: monnhatban.com