SAC DEP HOA ANH DAO

Nghệ thuật gấp giấy Origami

Văn hóa Nhật Cập nhật 15 tháng 08 920 lượt xem

origami-6-696x464.jpg

Origami – Từ trước đến nay thì Nhật Bản vẫn được nổi tiếng là một đất nước có nền văn hóa vô cùng độc đáo và đặc sắc. Tại đây có rất nhiều truyền thống nổi bật được cả thế giới biết đến và trong đó có nghệ thuật gấp giấy Origami. Đây được xem là một môn nghệ thuật độc đáo tại Nhật mà mọi người không thể tìm thấy được ở đâu khác trên thế giới. Với những sản phẩm được tạo thành một cách khéo léo bởi những người nghệ nhân chuyên nghiệp thì chắc chắn mọi người sẽ phải trầm trồ khen ngợi. Cùng đi tìm hiểu về nghệ thuật gấp giấy Origami tại Nhật Bản để có thêm nhiều hiểu biết về loại hình nghệ thuật độc đáo này.

Origami là gì?

Origami

Cái tên Origami được ghép bởi 2 từ “ori” là xếp hay gấp và “gami” tức là giấy. Origami được những người Nhật Bản sử dụng từ năm 1880 bởi trước đó họ sử dụng chữ Orikata. Origami là một cách gấp những tấm giấy đơn giản với hình vuông hay hình chữ nhật thành những hình phức tạp mà không sử dụng cắt dán trong quá trình tạo hình. Hiện nay, đây cũng đang được xem là một xu hướng gấp giấy hiện đại.

Hiện nay, cách gấp giấy tại Nhật Bản đã có những quy tắc khác với kiểu Origami truyền thống. Với kiểu Origami hiện đại thì mọi người có thể sử dụng nhiều tấm giấy với khổ khác nhau, không chỉ còn là hình vuông hay hình tròn mà mọi người còn có thể sử dụng cả hình tam giác và hình tròn tùy thích. Tùy theo khả năng sáng tạo của bản thân mà mọi người có thể lựa chọn được những khổ giấy để gấp được nhiều loại Origami khác nhau.

Lịch sử gấp giấy Origami Nhật Bản

Origami

Ngay từ khi xuất hiện thì Origami đã được người Nhật Bản xem như một thú vui, một nét đẹp trong phong tục. Mọi người có thể tạo ra nhiều biến thể hình dáng khác nhau chỉ với một tấm giấy nhỏ, cùng với vài thao tác đơn giản. Có thể là một đồ vật nào đó, có thể là bông hoa hay cũng có thể là một con vật.

Do bởi cách tạo hình đơn giản phong phú với những nguyên liệu đơn giản nên chúng cũng dễ dàng có được sự yêu thích của mọi người tại bất cứ nơi đâu. Hiện nay, trò chơi này vẫn đang không ngừng được phổ biến; không chỉ là Nhật Bản mà Origami còn được đón nhận trên rất nhiều nước trên thế giới.

Origami

Những hình Origami phổ biến được nhiều người biết đến và cũng dễ dàng tạo thành đó là những hình con vật như con hạc, con cò, con sếu. Thậm chí là ngay cả những hình khó học như con bướm, bông hoa, con cua hay cả những cây thông giáng sinh đều được nhiều đứa trẻ tại Nhật gấp một cách thành thạo. Đặc biệt, những hình Origami được hầu hết mọi bé gái yêu thích.

Origami

Lịch sử Origami – tiền thân của Origami

Trên thực tế thì hiện nay cũng có rất ít thông tin về nguồn gốc của những hình Origami. Có một vài ý kiến cho rằng chúng được bắt nguồn tại đất nước Trung Quốc cách đây 2000 năm trước, nhưng thực sự thì điều này dường như không chính xác. Bởi quan điểm này được đưa ra bởi cho rằng những hình Origami được ra đời sau giấy, nhưng cũng chẳng có bằng chứng nào khẳng định được điều này. Và những tờ giấy của triều Hậu Hán không cho thấy được hình dáng của Origami.

Theo như tiếng Trung thì “zhi” là giấy, từ này có nghĩa là một vật được phát minh ra hay cho lụa để viết lên. Còn ở trong tiếng Nhật Bản thì giấy là “kami”, nói chúng được làm từ loại gỗ bulo và được đọc là kaba, hay vót từ thân của cây tre và được đọc là “kan”. Qua những điều này thì mọi người có thể thấy được rằng ngoài việc được phát minh ra để viết lên thì giấy có một công dụng khác hay để xếp hình.

Cũng có nhiều ý kiến khác cho rằng Origami được ra đời có nguồn gốc ở triều đại Heian của Nhật Bản và điều này dường như cũng là một sai lầm nữa. Có một câu chuyện kể về một người đã làm ra một con chim bằng giấy và người đó đã biến con chim đó thành một con chim thật, hay còn một câu chuyện khác kể về một chàng trai gửi cho bạn gái cũ của mình một con ếch bằng giấy. Nhưng những điều này cũng chẳng chứng minh được điều gì bởi chúng nói chung thì cũng chỉ là những câu chuyện cổ tích.

Lịch sử Origami – Origami được cho rằng có nguồn gốc từ triều đại Heian

Ở Nhật Bản thì những tờ giấy sử dụng để gói quà được gọi là “tato” hay “tatogami”, và ngày nay thì những người Nhật Bản thường dùng chúng để gói kimono. Việc làm này đã được bắt nguồn từ thời Heian. Nhưng chúng cũng không thể khẳng định được mình là tiền thân của Origami mà bởi những hình gấp ngày đó chỉ là những hình vuông đơn giản.

Ngoài ra thì ở thời này thì những người Nhật Bản sử dụng những con búp bê giấy “hitogata” và những tờ giấy sọc kẻ “heisoku” hay “shide” trong một nghi thức có tên Shinto có một nguồn gốc rất cổ xưa. Nhưng những thứ ấy ngày xưa tại đất nước Nhật Bản lại chả bao giờ được làm từ giấy và ngay cả tại thời điểm hiện tại thì những con búp bê cũng không phải bắt buộc được làm bằng giấy. Do đó, có thể thấy được những điều này cũng chẳng liên quan gì tới nguồn gốc của Origami.

Nếu như sử dụng từ Origami ở thời Heian ở Nhật thì từ này cũng sẽ không được thuần túy và chỉ việc xếp giấy. Origami là một mảnh giấy có hình phong cảnh ở một mặt, một mặt trắng và được viết thơ, chữ…. Và ở Nhật hiện tại thì từ “Origami-tsuki” với nghĩa là xác thực. Từ Origami được sử dụng ở Nhật Bản từ thời Showa. Từ Origami được gọi là “orikata” hay “orisue” ở thời Edo, “orimono” và đầu thời Showa cuối thời Edo.

Lịch sử Origami

Origami cổ điển tại Nhật Bản

Bài thơ ngắn của Ihara Saikaku được viết vào năm 1680 chính là một tư liệu rõ ràng nhất về Origami ở Nhật Bản. Trong bài có một đoạn viết về Origami là “Ocho Mecho” giống với cách gọi từ “orisue”. Và ở Nhật thì này được dùng để chỉ những chai rượu sake trong các lễ cưới.

Ngoài ra thì Origami cũng nói về một nghi thức của giới Samurai được bắt nguồn từ những gia đình như Ise, Ogawara, Imagawa và nhiều gia đình khác. Và Noshi hay Ocho Mecho chính là một phần trong nghi thức này. Thậm chí có nhiều hình ảnh khác nhau để phục vụ cho nhiều nghi thức. Và theo một cuốn “Tsutsumi-no Ki” của tác giả Ise Sadatake thì ý muốn nói những hình Origami có từ thời Muromachi.

Lịch sử hình chiếc thuyền quen thuộc tại Nhật

Có rất nhiều loại Origami được ghi lại rất nhiều trong một cuốn sách mang tên “Kayaragusa” được viết khoảng năm 1845. Do sai sót của việc sao chép nên từ “Kayaragusa” thì cuốn sách đã được đọc nhầm thành “kan-no Mado”. Những cuốn “Sembazuru Orikata” được Akisato Rito xuất bản vào năm 1797.

Từ “Sembazuru” như trước đây thì chúng có nghĩa là một nghìn con hạc giấy nhưng ngày nay thì chúng lại có nghĩa là hàng tá, và tức là chúng có quan hệ với những hình Origami. Và trên thực tế thì cuốn sách này đôi khi được xem là cuốn sách nói về Origami cổ xưa nhất trên toàn thế giới. Nhưng nếu như mọi người không thể phân biệt được hai loại hình origami thì cuốn “Tsutsumi-no Ki” còn cổ xưa hơn.

Origami

Dựa trên những thông tin vừa được kể trên thì mọi người có thể liệt kê được ra những đặc điểm của Origami cổ điển tại Nhật Bản. Người Nhật gấp giấy thành rất nhiều hình khác nhau dựa trên việc cắt xén đi rất nhiều. Họ cũng đã tính toán và tạo ra được những tạo hình của giấy để phục vụ cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Để thiết kế đẹp và phù hợp thì họ cũng sử dụng những tờ giấy có màu hoặc viết lên chúng.

Origami hiện nay

Hiện nay thì Origami đã được trở thành một nét văn hóa, một nghệ thuật tại Nhật Bản. Các chi tiết tinh tế và phức tạp hơn rất nhiều để có thể mang đến nhiều tạo hình phức tạp hơn như con phượng, con rồng hay tháp Eiffel. Khi gấp Origami thì mọi người cũng có thể sử dụng những lá kim loại để có thể làm giảm được độ gãy của những hình cần nhiều nếp gấp. Ở thời điểm hiện tại thì Origami cũng đã được thay đổi rất nhiều, không chỉ là giấy thông thường mà chúng còn được sử dụng cả giấy ướt và kim loại. Origami tại Nhật Bản được xem như một phần văn hóa truyền thống hơn là một hình thức nghệ thuật.

Trong số những mẫu Origami hiện nay thì được biết đến nhiều nhất là Origami hình con hạc, bởi đây là biểu tượng cho những sự tốt đẹp tại Nhật Bản. Theo như truyền thuyết về một câu chuyện cổ tích thì Origami ai gấp được đủ 1000 con hạc giấy thì một điều ước của người đó sẽ trở thành hiện thực. Và sau câu chuyện của cô bé Sadako Sasaki năm 1955 thì những con hạc giấy đã được xem là biểu tượng của sự hòa bình.

Và cho đến tận ngày nay thì nguồn gốc thực sự của Origami vẫn chưa được xác định chính xác, nhưng có một điều mà mọi người có thể chắc chắn đó là những con hạc giấy là một môn nghệ thuật độc đáo đòi hỏi óc sáng tạo và sự khéo léo. Cho đến tận ngày nay thì nghệ thuật này vẫn rất được ưa chuộng tại đất nước Nhật Bản.

Tác dụng của nghệ thuật Origami Nhật Bản

Tác dụng đối với tâm lý của con người

Origami là một hình thức gấp giấy nhẹ nhàng nhưng lại đòi hỏi tính tỉ mỉ cao của những người gấp. Việc xếp giấy này có thể giúp cho mọi người giảm được stress, êm dịu hệ thần kinh và thậm chí là có thể chữa được bệnh mất ngủ. Trên thực tế cũng đã có nhiều bác sĩ sử dụng Origami để làm một biện pháp trị liệu cho bệnh nhân. Ngoài ra thì cũng có nhiều người coi Origami như một hình thức giải trí, mang đến nhiều thú vị khi tư duy để tạo ra nhiều hình mới.

Tác dụng origami với tâm lý

Tác dụng đối với toán học

Việc tạo ra những mẫu Origami mới chắc chắn sẽ phải liên quan nhiều đến các quy tắc hình học. Thậm chí là có nhiều nơi tại Nhật Bản còn đưa Origami vào thành một môn học. Tại mẫu giáo thì việc gấp giấy sẽ giúp cho trẻ nhận biết được hình học và những hình trừu tượng. Việc sử dụng nhiều hình khác nhau giúp kích thích sự tính toán, logic ở trẻ ngay khi còn nhỏ. Không chỉ là những hình có sẵn được dậy mà trẻ còn có thể thỏa sức sáng tạo ra những tạo hình đẹp mắt mà bản thân thích.

 

Tác dụng với toán học

Quả thật, nghệ thuật gấp giấy Origami tại Nhật Bản là một điều cực kỳ thú vị mà chắc chắn có rất nhiều người quan tâm. Không chỉ là một khuôn khổ có sẵn mà ở môn nghệ thuật này mọi người sẽ được thỏa sức sáng tạo ra nhiều mẫu hình mà mình thích. Tìm hiểu về nghệ thuật tạo hình Origami để có thêm được nhiều thông tin mà mình muốn biết cũng như những hình mà bản thân muốn học, đem lại nhiều thú vui trong cuộc sống.

Nguồn: jes.edu.vn