SAC DEP HOA ANH DAO

QUỐC HOA CỦA NHẬT BẢN

Văn hóa Nhật Cập nhật 17 tháng 07 1608 lượt xem

H%C3%ACnh-%E1%BA%A3nh-1-18-600x459.jpg

Quốc hoa của Nhật Bản là gì? Hoa anh đào có phải quốc hoa của Nhật Bản không?

Nếu bạn chưa biết hãy cùng tìm hiểu nhé!

Từ trước đến nay đã có rất nhiều người lầm tưởng rằng Hoa anh đào là quốc hoa của đất nước Nhật Bản. Bởi khi nói đến Nhật Bản, ai cũng biết tới Hoa anh đào. Hoa anh đào được coi là biểu tượng của Nhật Bản, loài hoa mang trong mình tinh thần và sức mạnh của đất nước mặt trời mọc. Mọi người vẫn thường nhớ đến đất nước Nhật Bản với cái tên “xứ xở hoa anh đào”, hình ảnh đó đã gây hiểu lầm rằng hoa anh đào là quốc hoa của Nhật Bản. Thế nhưng, loài hoa mang sứ mệnh quan trọng ấy, luôn được người dân Nhật coi trọng, đó là HOA CÚC

Hoa cúc là quốc hoa của đất nước Nhật Bản

Hoa cúc được cho là du nhập vào Nhật Bản cách đây khoảng 1000 năm. Nếu hoa anh đào đại diện cho mùa xuân thì hoa cúc lại báo hiệu cho mùa thu của xứ sở phù tang. Nếu anh đào mang vẻ đẹp mong manh thì hoa cúc lại mang nét đẹp huyền ảo, đại diện cho sức sống, cho vẻ đẹp trường tồn.

Ý nghĩa của loài Hoa Cúc

  • Hoa cúc chính là sự biểu tượng cho sự trường tồn vĩnh cửu.
  • Hoa cúc biểu tượng cho sự phúc hậu, đầy đặn và bản chất tốt đẹp nhất.

Người Nhật Bản họ rất yêu thích ý nghĩa của loài hoa này, họ muốn đất nước họ sẽ mãi trường tồn vĩnh cửu và thể hiện nét đẹp con người Nhật Bản trên toàn thế giới. Do đó, hoa cúc đã từ lâu trở thành một loài hoa thần tượng của đất nước này là đại diện cho quốc hồn của người dân đất nước mặt trời mọc.

  • Hoa cúc đại diện cho phẩm chất của người dân Nhật Bản

Vẻ đẹp của hoa cúc Nhật Bản

Vào thế thời Heian (thế kỉ thức VIII), hoa cúc chỉ được trồng trong cung đình và trong nhà của giới quý tộc. Do đó, loài hoa này không chỉ được xem là quốc hoa của Nhật Bản mà còn là biểu tượng cho uy quyền của Hoàng gia. Hiện nay, loài hoa này vẫn được xem là biểu tượng của Hoàng gia Nhật Bản.

Hoa cúc được cho là du nhập vào Nhật Bản cách đây khoảng 1000 năm. Nếu hoa anh đào đại diện cho mùa xuân thì hoa cúc lại báo hiệu cho mùa thu của xứ sở phù tang. Nếu anh đào mang vẻ đẹp mong manh thì hoa cúc lại mang nét đẹp huyền ảo, đại diện cho sức sống, cho vẻ đẹp trường tồn.

Hoa cúc biểu tượng cho uy quyền của Hoàng gia

Ý nghĩa của hoa cúc trong văn hoá lịch sử

Tuy không phổ biến như hoa anh đào nhưng hoa cúc lại mang trong mình ý nghĩ đặc biệt. Đối với người dân xứ sở phù tang, hoa văn hình hoa cúc đã trở nên rất phổ biến và được đặc biệt ưa chuộng.

Hoa cúc trên Quốc huy Nhật Bản

Hoa văn hoa cúc còn xuất hiện trong Huy hiệu cuả Hoàng gia Nhật Bản. Huy hiệu Cúc Văn được Thiên hoàng và những thành viên trong hoàng thất sử dụng từ lâu đời và chính thức trở thành quốc huy của Nhật Bản từ năm 1867. Huy hiệu là một hình hoa cúc vàng 16 cánh được xếp xen kẽ nhau, vẽ dưới dạng những vân tròn. Hoa cúc 16 cánh còn mang ý nghĩ mặt chiếu sáng, đại diện cho Nhật Bản – đất nước mặt trời mọc.

Hoa cúc trong ẩm thực Nhật Bản

Người ta còn gọi Nhật Bản là “đất nước hoa cúc” bởi vì hoa cúc xuất hiện khắp nơi trên mảnh đất này. Từ hoa văn trong những chiếc áo kimono, những ngôi đền cổ kính đến những cuốn hộ chiếu, hay thậm chí là ẩm thực cũng được lấy cảm hứng từ hoa cúc.

Hoa cúc trên hộ chiếu của Nhật Bản

Trên hộ chiếu của Nhật Bản cũng có in hình bông hoa cúc 16 cánh đều nhau tượng trưng cho sự trường tồn, vĩnh cửu, phúc hậu, đầy đặn cũng như những tính cách tốt đẹp của người Nhật Bản.

Hoa cúc trên trang phục của Nhật Bản

Hình ảnh các cô gái nhật trong bộ trang phục truyền thống với những họa tiết hoa cúc, có rấ nhiều bộ trang phục còn được thêu tay hình ảnh hoa cúc, nó thể hiện cho sự tỉ mỉ của người Nhật.

Tại sao hoa cúc trở thành biểu tượng quốc gia

Vào thời Heian, thế kỉ thứ 8, hoa cúc được xem là loài hoa cao quý, tượng trưng cho phẩm chất tốt đẹp và sự trường thọ. Chúng chỉ xuất hiện trong cung đình và các gia đình quý tộc. Giới quý tộc thời kỳ này có thói quen trồng hoa cúc trong vườn nhà nhằm cầu mong sự thịnh vượng, bách niên và lòng hiếu thảo của con cái.

Hoa cúc trong các tác phẩm nghệ thuật của Nhật Bản

Vào thế kỉ thứ 9, hoàng gia Nhật Bản khởi xướng lễ hội trưng bày hoa cúc Kiku no Sekku. Lễ hội diễn ra vào ngày 9 tháng 9 hàng năm và được duy trì cho đến tận ngày nay. Thiên hoàng Go-Toba trị vì Nhật Bản dưới thời Kama-kura, thế kỉ 12 đã sử dụng hoa cúc làm hoa văn trang trí các vật dụng ưa thích của ông. Bằng chứng là các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hình hoa cúc khắc trên thanh kiếm Takana của Thiên hoàng Go-Toba mà họ đã khai quật được. Hình ảnh hoa cúc 16 cánh cũng được sử dụng làm con dấu củabThiên hoàng và Hoàng thất kể từ thời kỳ này.

Thiên hoàng Go-Toba người khởi xướng lễ hội hoa cúc Kiku no Sekku

Sau đó, vào thời Chiến quốc Sengoku, giữa thế kỉ 15, rất nhiều phù hiệu hoa cúc với hình dáng khác nhauđược lãnh chúa các địa phương và dòng dõi quý tộc dùng làm vật biểu trưng riêng.

Đến thời Edo, thế kỉ 17, hoa cúc được trồng phổ biến trong dân chúng và trở thành loài hoa rất được người Nhật ưa chuộng.

Vào thời Minh Trị, thế kỷ thứ 19, chỉ riêng Thiên hoàng mới có quyền sử dụng huy hiệu Cúc Văn. Vì vậy, mỗi thành viên trong hoàng thất dùng các phiên bản Cúc Văn phải có các sửa đổi khác nhau. Ngày nay, các thành viên hoàng thất dùng phiên bản có 14 cánh hoa, trong khi phiên bản 16 cánh hoa được cài trên áo của những thành viên trong nội các.

Qua bài viết, chúng ta biết được rằng quốc hoa của Nhật Bản là hoa cúc chứ không phải hoa anh đào như nhiều bạn lầm tưởng.

Nguồn: https://www.haato.edu.vn/quoc-hoa-cua-nhat-ban/