SAC DEP HOA ANH DAO

TOP 10 NÉT VĂN HÓA ĐẶC SẮC CỦA NHẬT BẢN

Văn hóa Nhật Cập nhật 27 tháng 04 869 lượt xem

Xứ sở mặt trời mọc luôn biết cách thu hút trái tim của khách du lịch bởi những điều thú vị và kỳ lạ. Bên cạnh những điểm đến hấp dẫn, Nhật Bản còn nổi tiếng với nền văn hóa đồ sộ và đa dạng. Được biết đến như là một quốc gia có cuộc sống hiện đại ở khu vực châu Á, nhưng không vì thế mà Nhật Bản mất đi những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời. Dưới đây chính là top 10 nét văn hóa đặc sắc của Nhật Bản mà bạn nên tìm hiểu trước khi du lịch tới quốc gia này.

1. Xem Sumo

Võ sĩ Sumo là một trong những biểu tượng văn hóa đặc trưng của Nhật Bản và đấu vật Sumo được xem là một thể thao quốc gia của xứ sở hoa anh đào. Từ thế kỷ thứ 8, Sumo bắt đầu như một cách để cầu mong cho mùa vụ màu mỡ và sau đó phát triển thành một trò chơi phổ biến, trong đó 2 người sẽ thi đấu trong 1 vòng tròn. Người chiến thắng là người có thể triệt hạ đối thủ bằng sự nhanh nhẹn và sức đẩy, buộc họ bước ra khỏi vòng của cuộc chơi.

top-10-net-van-hoa-dac-sac-cua-nhat-ban-

Đấu Sumo là một nét văn hóa lâu đời còn được gìn giữ ở Nhật Bản

Sumo là một truyền thống lâu đời của Nhật Bản, liên quan tới phong tục và quần áo cổ xưa. Nhiều truyền thống cổ xưa đã được bảo tồn trong hình thức đấu Sumo này và thậm chí môn thể thao này còn mang nhiều nghi lễ đặc biệt, như dùng muối để tẩy uế từ Thần đạo chẳng hạn. Hiện nay các trận đấu Sumo vẫn được tổ chức nhưng nó đang dần bị mai một, tuy nhiên đây vẫn là một nét văn hóa đặc sắc của Nhật Bản.

2.            Geisha

Trong số những nét văn hóa đa dạng của Nhật Bản, không thể không nhắc đến một biểu tượng nổi tiếng khác là Geisha. Nguồn gốc của một Geisha là những nghệ sĩ lần đầu tiên xuất hiện ở các thành phố lớn tại Nhật Bản vào khoảng thế kỷ 17. Điều đặc biệt chính là tất cả đều là nam giới chứ không phải là nữ giới như hiện tại. Sau thời gian phát triển, phụ nữ tham gia trở thành Geisha nhiều hơn.

top-10-net-van-hoa-dac-sac-cua-nhat-ban-

Geisha là truyền thống lâu đời và còn rất phổ biến tại Nhật Bản trong thời điểm hiện tại

Người phụ nữ đầu tiên tự nhận mình là Geisha là vào năm 1750 tại Fukugawa. Người phụ nữ này đã có một màn trình diễn về ca hát và tài năng của mình, bà được xem là một trong những người đóng vai trò quan trọng cho nét văn hóa Geisha ở Nhật Bản. Cho tới nay, văn hóa Geisha đã ăn sâu vào xã hội Nhật và là một phần được yêu thích kể cả với khách du lịch.

3.            Mặc Kimono

Giống như người Việt mặc áo dài, ở Nhật Bản Kimono chính là trang phục dân tộc và được biết đến rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được cách mặc loại trang phục này đúng cách nhất. Ở bên ngoài, Kimono dường như rất dễ mặc, chỉ cần thự hiện một vài bước đơn giản như mặc áo dài, buộc thắt lưng và đi dép. Nhưng thực sự mặc Kimono không phải là điều dễ dàng.

top-10-net-van-hoa-dac-sac-cua-nhat-ban-

Kimono là trang phục truyền thống của Nhật và thường có nhiều hoa văn đa dạng

Trong thực tế, có rất nhiều loại Kimono và chúng sẽ được sử dụng và mặc theo nhiều cách khác nhau để phù hợp cho các sự kiện trang trọng hoặc giản dị, hay cho phụ nữ kết hôn và chưa kết hôn. Bạn có thể bị rối theo các cách mặc Kimono, nhưng hãy nhớ điểm mấu chốt đó là Kimono được gấp qua trái trước và bên phải ngoài cùng cho tất cả phụ nữ và nam giới.

4.            Manga – Anime rất phổ biến

Nếu như Hollywood là vũ trụ của phim Marvel, Disneyland là thế giới thần tiên thu nhỏ thì ở châu Á mà cụ thể là Nhật Bản nổi tiếng với Manga và Anime. Manga là bộ truyền tranh với những khái niệm thú vị và cốt truyện độc đáo. Trong những câu chuyện được thể hiện trên Manga sẽ có những giá trị về văn hóa và tinh thần của xứ sở Phù Tang.

top-10-net-van-hoa-dac-sac-cua-nhat-ban-

Manga – Anime thực sự rất phổ biến ở Nhật Bản

Anime là một biến thể của Manga. Các nhà làm phim Nhật Bản đã đưa các tài liệu Manga vào phim ảnh, biến các nhân vật trở nên sống động với những chuyển động và âm thanh khác nhau. Anime có nhiều tập hơn Manga và nó thay đổi dựa trên sự điều chỉnh của tác giả. Tuy không chiếm phần lớn sự yêu thích trên thế giới, nhưng Manga và Anime lại có ảnh hưởng lớn tới xã hội Nhật Bản đương đại. Khi ghé thăm Nhật Bản, chắc chắn bạn sẽ nhận thấy sự phổ biến của loại hình văn hóa này.

5.            Thưởng thức mì

Có rất nhiều điều thú vị về văn hóa Nhật Bản trong những truyền thống ăn uống, nhưng có 1 điểm độc đáo nhất chính là ăn mì. Đây không chỉ là một phong tục trong xã hội Nhật Bản, mà còn là một cách để thể hiện rằng bạn đang thưởng thức bữa ăn của mình. Không giống như những món ăn khác, khi ăn mì tại Nhật Bản nhất định phải phát ra tiếng.

top-10-net-van-hoa-dac-sac-cua-nhat-ban-

Tại Nhật Bản bạn hoàn toàn có thể thưởng thức một tô mì một cách thoải mái nhất

Cho dù bạn uống nước dùng hay ăn mì bằng đũa thì việc phát ra tiếng động là một điều nên có. Đây là cách để thể hiện niềm vui của thực khách và nó như là một lời khen dành cho đầu bếp bởi hương vị tuyệt vời của món mì. Vì thế, khi có cơ hội để thưởng thức Yakisoba, Ramen,... bạn có thể thoải mái ăn bát mì của mình mà không cần lo lắng quá nhiều.

6.            Sushi là món ăn rất được yêu thích

Sushi không chỉ là món ăn nổi tiếng nhất ở Nhật Bản mà còn được yêu thích trên toàn thế giới. Việc tìm hiểu cách thưởng thức Sushi là một điều thực sự nên làm khi bạn muốn tiếp cận với văn hóa Nhật Bản trước khi ghé thăm quốc gia du lịch này.

top-10-net-van-hoa-dac-sac-cua-nhat-ban-

Sushi có thể ăn bằng tay hoặc bằng đũa

Cách ăn Sushi truyền thống của Maki và Nigiri là dùng ngón tay, nhưng khi ăn Sashimi bạn lại phải dùng đũa để thưởng thức. Ngoài ra, điều đáng chú ý là chỉ phần cá được chạm vào nước sốt khi bạn chấm, còn phần cơm thường không được ngâm trong nước sốt vì như vậy sẽ làm Sushi bị mặn. Khi ăn Sashimi, mọi người có thể trộn nước tương và wasabi với nhau.

7.            Bánh Mochi là một phần quan trọng

Mochi từ lâu đã tồn tại như một món ăn không thể thiếu trong các ngày lễ và đoàn tụ của gia đình Nhật Bản. Vào những ngày đầu năm mới, mochi là món quà tinh thần không thể thay thế trong mỗi gia đình. Món bánh này tượng trưng cho mong muốn về một cuộc sống đầy may mắn và thịnh vượng. Người ta cũng tin rằng ăn bánh Mochi vào những ngày đầu năm sẽ mang đến sức khỏe tốt và tuổi thọ cao.

top-10-net-van-hoa-dac-sac-cua-nhat-ban-

Mochi là món bánh được sử dụng phổ biến vào dịp năm mới ở Nhật Bản

Theo cách truyền thống, để làm Mochi người ta sẽ hấp hỗn hợp gạo nếp và một ít đường, sau đó dùng chày để thay phiên nhau đập, nghiền nát khi hỗn hợp còn nóng, như vậy mới thu được khối bột trắng mịn. Cuối cùng, tùy thuộc vào từng sử thích của gia đình, bột sẽ được nấu, bọc hoặc nướng để tạo nên các loại Mochi khác nhau.

8.            Chào hỏi ở Nhật Bản

Một trong những nét văn hóa đặc biệt của Nhật Bản mà bạn có thể nhận thấy một cách dễ dàng đó chính là cúi đầu chào nhau. Không giống như các quốc gia phương Tây, khi gặp nhau họ thường bắt tay hay ôm hôn, thay vào đó người Nhật tỏ lòng hiếu khách và lịch sử bởi những cái cúi đầu. Đây là một nét văn hóa tiêu biểu của xứ sở hoa anh đào và cũng là điều mà bạn nên tìm hiểu trước.

top-10-net-van-hoa-dac-sac-cua-nhat-ban-

Cúi đầu là cách người dân Nhật Bản chào hỏi

Hành động cúi người chào hỏi ở Nhật phụ thuộc vào đối tượng mà bạn gặp gỡ. Thông thường sẽ có 3 kiểu cúi đầu được sử dụng là cúi người 15 độ áp dụng cho giao tiếp hàng ngày với những đối tượng là bạn bè, đồng nghiệp,... Cúi đầu 30 độ thường để thể hiện thái độ trang trọng, lịch sự, được áp dụng trong lần gặp đầu và cúi 45 độ khi muốn tỏ lòng biết ơn với người đã chào đón bạn bằng cả trái tim.

9.            Cởi giày trước khi vào nhà

Cởi giày trước khi vào nhà là một phép lịch sự cũng như nét văn hóa đặc trưng lâu đời của Nhật Bản. Tuy nhiên sẽ khó để biết được liệu có thực sự cần tháo giày ra trước khi vào một tòa nhà, đền thờ, chùa hay nhà hàng ở Nhật hay không. Vì thế, tìm hiểu trước một số yếu tố về nét văn hóa này sẽ giúp bạn không gặp phải rắc rối về vấn đề giày dép khi đi du lịch tại Nhật Bản.

top-10-net-van-hoa-dac-sac-cua-nhat-ban-

Chỉ cần chú ý vào lối vào bạn sẽ biết có nên cởi giày trước khi bước vào nhà hay không

Bạn có thể nhận diện địa điểm mình tới có cần cởi giày hay không bằng cách quan sát và dựa trên 1 số dấu hiệu khác nhau. Chẳng hạn như nếu dép được đặt xung quanh lối vào thì đó là dấu hiệu thể hiện rằng khách nên tháo giày ra ngoài và mang dép vào. Nếu sàn nhà cao hơn ở lối vào thì nó cũng có ý nghĩa là khách nên cởi giày trước khi bước vào bên trong.

10.          Tiền boa

Khi đi du lịch ở một quốc gia khác, tiền boa là một trong những thứ cần chú ý, vì dường như mỗi nơi đều có sự khác biệt về nét văn hóa này. Ở Nhật Bản, bạn sẽ chẳng phải quan tâm về vấn đề này, bởi trong văn hóa của Nhật, tiền boa là điều cấm kỵ. Trong một số trường hợp, nhân viên có thể chấp nhận tiền boa từ khách, nhưng quả thực họ không thực sự muốn điều đó.

top-10-net-van-hoa-dac-sac-cua-nhat-ban-

Tiền boa thực sự là một điều không cần thiết ở Nhật Bản

Trả tiền boa ở Nhật Bản nếu không có lý do chính đáng hoặc làm sai cách, có thể sẽ bị cho là thô lỗ. Phần lớn các dịch vụ được cung cấp tại Nhật không hề cần tiền bao, thậm chí nhân viên còn được đào tạo để từ chối nhận khoản tiền đó. Trong trường hợp cần đưa tiền boa ở Nhật, hãy bỏ khoản tiền đó vào một phong bì trang nhã, đóng dấu. Tiền boa nên được tặng như một món quà hơn là tiền mặt hoặc thành toán cho các dịch vụ.

Trên đây là một số nét văn hóa đặc sắc ở xứ sở Phù Tang mà bạn nên bỏ túi khi có dự định mua vé máy bay Japan Airlines đi Nhật Bản để thăm thú và trải nghiệm. Những nét văn hóa này sẽ rất hữu ích nếu bạn muốn khám phá và hiểu về nét truyền thống lâu đời của Nhật.

Nguồn https://japanair.com.vn/top-10-net-van-hoa-dac-sac-cua-nhat-ban-59.html