SAC DEP HOA ANH DAO

Văn hóa đọc của người Nhật thách thức mọi loại hình giải trí hiện đại

Văn hóa Nhật Cập nhật 27 tháng 07 1080 lượt xem

Khi smartphone và mạng di động trở nên phổ biến, hầu hết người dùng đều ít nhiều bị cuốn hút bởi game trực tuyến và dành nhiều thời gian giải trí với chúng. Thế nhưng ở đất nước mặt trời mọc, văn hóa đọc của người Nhật vẫn luôn phát triển song song cùng các loại hình giải trí mà không hề suy giảm.

Văn hoá đọc ở Nhật Bản đã có từ lâu đời

Văn hóa đọc của người Nhật có bề dày lịch sử lâu đời

Nhật Bản nổi tiếng là đất nước hiếu học với nền giáo dục tiên tiến bậc nhất thế giới. Văn hóa đọc của người Nhật bắt đầu phát triển dưới thời Minh Trị. Trong những năm 1688 – 1704, Nhật Bản đã có hệ thống xuất bản sách hiện đại bởi những nhà văn nối tiếng. Mỗi đầu sách mới được xuất bản hơn 10.000 cuốn. Khi đó, dân số của nước Nhật chỉ khoảng 20 triệu người.

Khi văn hóa đọc của người Nhật phát triển hơn ở thế kỷ 17, ở Nhật Bản hình thành văn hóa đọc sách thuê. Đến thế kỷ 18, các cửa hàng cho thuê sách trở nên phổ biến như những cửa hàng tạp hóa mà người dân cần mua hàng ngày. Theo thống kê của một tiệm cho thuê sách ở Nagoya, trong 132 năm hoạt động họ đã cho mượn tổng cộng 26.768 quyển sách.

Ngày nay, khi đặt chân tới Nhật Bản du khách sẽ cảm nhận ngay được văn hóa đọc của người Nhật ở khắp nơi: Người Nhật đọc sách trên tài điện ngầm, xe bus hay bất cứ lúc nào họ có thời gian. Ngay cả trong tư thế đứng lắc lư ở xe bus cũng không khiến họ rời mắt khỏi những trang sách.

Người Nhật đọc sách mọi lúc mọi nơi

Trong rất nhiều nghiên cứu về sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản, không bao giờ thiếu nguyên nhân của tinh thần hiếu học. Văn hóa đọc của người Nhật là yếu tố then chốt để tạo nên những con người Nhật văn minh, hiểu biết và sáng tạo.

Đất nước Nhật Bản hoàn toàn là những quần đảo và không có bất kỳ tài nguyên nào ngoài gỗ và biển. Nhật Bản cũng là đất nước chịu nhiều thiên tai nhưng lại có nền kinh tế đứng thứ 3 toàn cầu.

Sau bất kỳ thiên thai nào, người Nhật cũng cùng đoàn kết, dùng sức lực và trí lực để khôi phục lại mạnh mẽ hơn trước. Nếu không duy trì, phát triển văn hóa đọc, Nhật Bản khó có thể đạt được những thành tựu mà cả thế giới vẫn luôn ngưỡng mộ.

Văn hóa đọc của người Nhật không bị mai một ở thời đại số

Trước làn sóng phát triển của mạng internet, mạng xã hội và game online, đại đa số người dùng đều tốn một khoảng thời gian nhất định để giải trí với smartphone mỗi ngày. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, con người ngày càng nghiện smartphone và dành ít thời gian cho việc đọc sách. Điều này đặc biệt đúng với những quốc gia đang phát triển như ở Việt Nam.

Chúng ta dễ thấy trên các phương tiện giao thông công cộng, hầu hết mọi người đều chỉ cầm smartphone giải trí mà hiếm thấy ai đọc sách. Ngay cả những cuộc thăm dò thời gian đọc sách của sinh viên cũng đều khá ngạc nhiên khi phần lớn không có thói quen đọc sách như sở thích.

Văn hoá đọc của người Nhật không hề bị tác động bởi các yếu tố khách quan

Văn hóa đọc của người Nhật không bị ảnh hưởng bởi những tác nhân bên ngoài. Cho dù Nhật Bản là quốc gia đi đầu về sản xuất các sản phẩm công nghệ cao nhưng người Nhật vẫn giữ thói quen đọc sách. Sách của người Nhật không chỉ để nâng cao kiến thức mà còn là phương tiện giải trí ưa thích.

Hiệu sách có ở khắp mọi nơi và thường tập trung ở những đường ngầm dưới mặt đất. Vào giờ nghỉ trưa, người Nhật thường tranh thủ tản bộ tới đây để tìm một cuốn sách ưng ý và đọc mọi lúc mọi nơi họ có thời gian.

Theo kết quả nghiên cứu của Research Bank, văn hóa đọc của người Nhật vô cùng phát triển: Hơn một nửa dân số Nhật đọc ít nhất một quyển sách mỗi tháng. Thời gian đọc sách thường xuyên nhất là khi họ rảnh rỗi ở nhà và trước khi đi ngủ.

Giới trẻ Nhật chẳng những không bị sa đà vào game trực tuyến, mạng xã hội như nhiều quốc gia khác mà thậm chí còn đọc sách nhiều hơn. Năm 2013 theo báo cáo từ hệ thống cửa hàng bán sách lớn nhất Nhật Bản có tên Tsutaya, doanh thu của chuỗi này đạt kỷ lục với 113 tỷ yên, tương đương  hơn 1,1 tỷ USD.

Trong 10 năm trở lại đây, tốc độ phát hành sách báo và tạp chí tại Nhật bản vẫn phát triển đều đặn khoảng 7%/năm. Bất kỳ quốc gia nào cũng đều mơ ước con số 7% với ngành xuất bản. Thậm chí con số xuất bản 10.000 đầu sách/ lần xuất bản từ thế kỷ 17 ở Nhật Bản đến nay vẫn còn là mơ ước của rất nhiều quốc gia.

Hiệu sách luôn là điểm đến yêu thích của nhiều người tại Nhật Bản

Đọc sách là cách nhanh nhất để chúng ta tiếp thu được những tinh hoa của nhân loại. Để xuất bản một cuốn sách, tác giả có thể phải mất cả cuộc đời, nhưng để đọc có thể chỉ mất một giờ đồng hồ. Không đọc sách sẽ là một thiệt thòi lớn đối với con người nói chung và giới trẻ nói riêng.

Để tạo được thói quen đọc sách quả thật không đơn giản khi không có môi trường để thúc dục chúng ta. Nhiều du học sinh Nhật Bản cho biết, khi đến Nhật họ đã bị văn hóa đọc của người Nhật làm thay đổi. Họ cũng say mê đọc sách cùng người Nhật và yêu sách từ lúc nào không hay.

Nguồn: http://duhocnhatico.edu.vn/van-hoa-doc-cua-nguoi-nhat-thach-thuc-moi-loai-hinh-giai-tri-hien-dai.html